Siêu cúp bóng đá Châu Âu được biết đến là đấu trường lâu đời và danh giá bậc nhất làng túc cầu thế giới. Đây là nơi để những cái tên hàng đầu châu lục tranh tài để tìm ra ông vua của Lục địa già. Ở bài viết dưới đây, Luongson TV sẽ cùng đọc giả tìm hiểu tất tần tật mọi điều về giải đấu hấp dẫn này.
Đôi nét về Siêu cúp bóng đá Châu Âu
Siêu cúp bóng đá châu Âu (UEFA Super Cup) là trận đấu siêu cúp thường niên do UEFA tổ chức, diễn ra giữa hai đội bóng vô địch của hai giải đấu hàng đầu cấp câu lạc bộ châu Âu: UEFA Champions League và UEFA Europa League. Dù không nằm trong nhóm các giải đấu chính thức lớn của UEFA, Siêu cúp vẫn mang tính biểu tượng cao khi quy tụ những nhà vô địch mạnh nhất mùa trước.

Tính đến năm 2024, Real Madrid đang là đội đương kim vô địch sau chiến thắng 2–0 trước Atalanta. Bên cạnh đó, đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đang cũng là cái tên thành công nhất lịch sử giải đấu này với sáu lần đăng quang trong lịch sử.
Lịch sử và quá trình phát triển của UEFA Super Cup
Với lịch sử hàng chục năm hình thành và phát triển, Siêu cúp bóng đá Châu Âu ẩn chứa rất nhiều điều thú vị mà ít người biết. Hãy cùng Luongson TV tìm hiểu về hơn 50 năm tuổi đời của đấu trường này nhé!
Sự hình thành của Siêu cúp bóng đá Châu Âu
Siêu cúp bóng đá châu Âu ra đời từ ý tưởng của Anton Witkamp – phóng viên thể thao kỳ cựu của tờ De Telegraaf (Hà Lan) – trong bối cảnh bóng đá Hà Lan, đặc biệt là CLB Ajax dưới thời Johan Cruyff, đang thống trị châu Âu đầu thập niên 1970. Mục tiêu ban đầu là tạo ra một trận đấu giữa hai nhà vô địch của Cúp C1 và Cúp C2 để xác định đội bóng mạnh nhất châu Âu. Tuy nhiên, đề xuất này ban đầu không nhận được sự chấp thuận chính thức từ UEFA.

Trận đấu đầu tiên mang tính chất Siêu cúp diễn ra năm 1972 giữa Ajax và Rangers, nhưng không được UEFA công nhận do Rangers đang bị cấm thi đấu ở châu Âu. Trận này diễn ra theo thể thức hai lượt và được tài trợ bởi De Telegraaf, với phần thắng thuộc về Ajax sau tổng tỉ số 6–3. Phải đến năm 1973, khi Ajax đánh bại AC Milan 6–1, Siêu cúp mới chính thức được UEFA công nhận.
Trong suốt giai đoạn 1973–1997, giải đấu được tổ chức theo thể thức hai lượt đi và về. Tuy nhiên, vì các vấn đề lịch thi đấu và yếu tố chính trị, Siêu cúp không được tổ chức vào các năm 1974, 1981 và 1985. Một số năm khác như 1984, 1986 và 1991, giải được quyết định bằng một trận duy nhất. Từ mùa giải 1998 trở đi, thể thức một trận đấu duy nhất tại sân trung lập trở thành tiêu chuẩn.
Giai đoạn cuối thế kỷ 20
Các thay đổi tên gọi của các giải đấu liên quan cũng tác động đến Siêu cúp. Khi Cúp C1 được đổi tên thành UEFA Champions League (1992–93) và Cúp C2 thành UEFA Cup Winners’ Cup (1994–95), Siêu cúp cũng được đổi tên thành UEFA Super Cup từ mùa 1995–96.
Sau khi Cúp C2 chính thức bị UEFA khai tử vào năm 1999, Siêu cúp chuyển sang thi đấu giữa nhà vô địch Champions League và UEFA Cup (sau này là Europa League). Trận Siêu cúp cuối cùng có sự góp mặt của nhà vô địch Cúp C2 diễn ra vào năm 1999, khi Lazio vượt qua Manchester United với tỷ số 1–0.

Giai đoạn đầu thế kỷ 21
Kể từ năm 2000, Siêu cúp bóng đá Châu Âu chính thức là cuộc đối đầu giữa nhà vô địch UEFA Champions League và nhà vô địch UEFA Cup (sau này là UEFA Europa League). Trận đấu đầu tiên theo thể thức này chứng kiến Galatasaray – đội vô địch UEFA Cup 1999–2000 – vượt qua Real Madrid với tỉ số 2–1, đánh dấu một bước chuyển mới trong lịch sử giải đấu.
Đến mùa giải 2009–2010, UEFA Cup được đổi tên thành UEFA Europa League, và thể thức thi đấu của Super Cup vẫn được giữ nguyên: hai nhà vô địch của Champions League và Europa League sẽ tranh tài để giành danh hiệu mở màn mùa giải mới của bóng đá châu Âu.
Chelsea trở thành câu lạc bộ đầu tiên góp mặt tại Super Cup với tư cách là nhà vô địch của cả ba giải đấu cấp câu lạc bộ lớn do UEFA tổ chức (Cup Winners’ Cup 1998, Champions League 2012 và Europa League 2013). Manchester United cũng đạt được thành tích tương tự khi góp mặt tại Super Cup 2017 sau chiến thắng ở Europa League, từng vô địch Cup Winners’ Cup năm 1991 và Champions League năm 1999 và 2008.
Thập niên 2010
Từ năm 1998 đến 2012, Siêu cúp bóng đá Châu Âu được tổ chức cố định tại Stade Louis II (Monaco). Tuy nhiên, kể từ năm 2013, UEFA chuyển sang hình thức tổ chức luân phiên tại nhiều sân vận động khác nhau, tương tự như các trận chung kết Champions League và Europa League. Phiên bản đầu tiên theo mô hình này được tổ chức tại sân Eden Arena (Prague, Cộng hòa Séc).
Bên cạnh đó, lịch thi đấu cũng có điều chỉnh đáng chú ý. Từ năm 2014, Super Cup được chuyển từ thứ Sáu cuối tháng Tám sang thứ Ba giữa tháng Tám, nhằm thích ứng với việc loại bỏ đợt giao hữu quốc tế trong tháng Tám theo Lịch thi đấu quốc tế mới của FIFA.

Những thay đổi sau COVID-19
Năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 khiến kế hoạch tổ chức Siêu cúp bóng đá Châu Âu tại sân Estádio do Dragão (Porto, Bồ Đào Nha) vào ngày 12 tháng 8 phải thay đổi. Do lịch thi đấu Champions League bị hoãn và chuyển về Bồ Đào Nha, UEFA quyết định dời trận Super Cup sang ngày 24 tháng 9 và chuyển địa điểm tổ chức sang sân Puskás Aréna ở Budapest, Hungary.
Đáng chú ý, sau cuộc họp với 55 liên đoàn thành viên vào ngày 19 tháng 8 năm 2020, UEFA quyết định sử dụng trận đấu này làm sự kiện thử nghiệm việc đón khán giả trở lại sân vận động – với lượng khán giả giới hạn ở mức 30% sức chứa. Đây là trận đấu chính thức đầu tiên của UEFA có khán giả kể từ khi các giải đấu cấp CLB được nối lại sau đợt gián đoạn vì đại dịch.
Thể thức
Siêu cúp bóng đá Châu Âu là trận đấu duy nhất, diễn ra giữa hai đội bóng vô địch UEFA Champions League và UEFA Europa League của mùa giải trước đó. Không giống như các giải đấu cúp có nhiều vòng loại trực tiếp, Siêu cúp chỉ bao gồm một trận đấu mang tính chất quyết định, thường được tổ chức vào giữa tháng Tám, ngay trước khi mùa giải mới khởi tranh tại các giải vô địch quốc gia châu Âu.

Trận đấu diễn ra trên sân trung lập, được UEFA lựa chọn và luân phiên tổ chức tại các quốc gia thành viên – điều này được áp dụng từ năm 2013, thay vì tổ chức cố định tại Monaco như giai đoạn 1998–2012. Thời gian thi đấu chính thức là 90 phút, nếu hai đội hòa, sẽ thi đấu thêm hai hiệp phụ (mỗi hiệp 15 phút). Nếu vẫn bất phân thắng bại sau hiệp phụ, trận đấu sẽ được phân định bằng loạt sút luân lưu 11m.
Mỗi đội được quyền đăng ký danh sách tối đa 23 cầu thủ, bao gồm 11 cầu thủ đá chính và 12 cầu thủ dự bị. Trong trận đấu, đội bóng được phép thay tối đa 5 cầu thủ trong thời gian thi đấu chính thức và thêm một quyền thay người trong hiệp phụ (nếu diễn ra), tuân theo quy định hiện hành của UEFA.
Ngoài ra, công nghệ VAR (trợ lý trọng tài video) và goal-line technology (công nghệ xác định bàn thắng) cũng được áp dụng. Điều này nhằm đảm bảo tính chính xác trong các quyết định then chốt của trọng tài tại Siêu cúp bóng đá Châu Âu.
Lời kết
Vừa rồi là bài viết giới thiệu về lịch sử hình thành, phát triển cũng như thể thức của Siêu cúp bóng đá Châu Âu – UEFA Super Cup. Hy vọng qua bài viết của Luongson TV, đọc giả đã hiểu thêm về đấu trường cấp CLB danh giá bậc nhất lục địa già.
Hi, this is a comment.
To get started with moderating, editing, and deleting comments, please visit the Comments screen in the dashboard.
Commenter avatars come from Gravatar.